- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Chỉnh nha - Niềng răng
Chỉnh nha - Niềng răng
Diễn biến các giai đoạn của trường hợp chỉnh nha – niềng răng chen chúc
Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng khi niềng răng, hàm răng của mình sẽ thay đổi như thế nào? Vì vậy mà các bác sĩ chỉnh nha bao giờ cũng chụp hình lại các giai đoạn điều trị của bệnh nhân, vừa để theo dõi, đánh giá kết quả, so sánh trong từng thời điểm, v.v...
Nhưng theo chúng tôi, quan trọng nhất là để động viên bệnh nhân vượt qua "giai đoạn khó khăn" khi mang những dụng cụ chỉnh nha trong miệng này!
a) Trước khi điều trị:
Bệnh nhân nam, 14 tuổi, có 2 răng khểnh, khá thường gặp.
Hình: Khớp cắn bệnh nhân khi đến khám. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cung hàm hẹp, răng có kích thước to hay mọc răng khôn dẫn đến thiếu chỗ, hoặc kết hợp nhiều yếu tố trên. Bác sĩ thường gắn mắc cài cho hàm trên trước, vừa để cho bệnh nhân tập quen dần với mắc cài chỉnh nha, vừa để mở rộng cung hàm.
Hình: Bệnh nhân sau khi gắn mắc cài hàm trên, mắc cài kim loại tự đóng.
b) Sau 3 tháng: Những trường hợp răng mọc chen chúc, kết quả thường khá rõ ràng trong thời gian đầu.
Hình: So sánh hình ảnh với khi gắn mắc cài, răng nanh đã di chuyển gần vào cung hàm, với hàm trên được mở rộng đáng kể.
Lưu ý: Đây là trường hợp không nhổ răng để kiếm khoảng trống kéo răng nanh vào cung hàm, vì Bác Sĩ đã tính toán mở rộng cung hàm để đưa răng nanh xuống. Nếu nhổ răng sẽ làm cung hàm bị nhỏ lại, không phù hợp trong trường hợp này.
c) Sau 6 tháng:
Khi điều trị cho các trường hợp răng mọc chen chúc, răng xếp đều khá nhanh nhưng lại hay bị "chìa ra trước", gây cảm giác hô. Đây là một di chuyển răng "không mong muốn" với bác sĩ.
Hình: Sau 6 tháng, răng nanh đã xếp đều vào trong cung hàm. Bác sĩ chỉnh nha đã rất khéo léo khi quyết định di chuyển răng nanh trong một thời gian thích hợp để hạn chế việc răng cửa bị "chìa ra trước" khi xếp đều răng chen chúc và đưa răng nanh vào trong cung hàm. Hàm dưới bắt đầu được gắn mắc cài.
Hình: So sánh với một trường hợp khác, răng bị chìa sau khi tình trạng chen chúc được điều trị. Mặc dù răng đã hết chen chúc, nhưng đa phần bệnh nhân sẽ không hài lòng với kết quả này vì cho rằng "răng đã đều nhưng lại bị hô".
d) Sau 9 tháng:
Hình: Răng trên đã khá đều, cung hàm được mở rộng, khớp cắn tương đối ổn định. Bác sĩ đang chỉnh đều răng hàm dưới. Thông thường, sau 9 tháng là đã qua 1/2 thời gian điều trị, bệnh nhân sẽ cảm nhận được khá nhiều về kết quả.
e) Sau 12 tháng:
Hình: răng dưới đã được xếp đều đặn, bước vào giai đoạn điều chỉnh khớp cắn 2 hàm và kết thúc điều trị. Giai đoạn này rất quan trọng để có được một kết quả bền vững cho bệnh nhân sau khi tháo mắc cài.
f) Sau 15 tháng:
Hình: Khớp cắn đã được điều chỉnh tốt và ổn định. Hàm trên và hàm dưới đều tốt.
g) Sau 18 tháng, kết thúc điều trị:
Hình: Bệnh nhân sau khi tháo mắc cài. Ngoài những kết quả tốt như răng đều đặn, khớp cắn tốt thì tình trạng nướu răng thẩm mỹ là rất quan trọng.
Kết luận: Điều trị chỉnh nha cho trường hợp răng mọc chen chúc sẽ đạt được kết quả tốt nếu bác sĩ phân tích đúng tình trạng của bệnh nhân và đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý. Bệnh nhân cần được bác sĩ giải thích kỹ lưỡng về tình trạng của mình, hiểu rõ những gì bác sĩ sẽ làm cho mình để hợp tác và tin tưởng ở bác sĩ điều trị của mình.
Chỉ định nhổ răng hay không nhổ răng cho những trường hợp răng chen chúc rất quan trọng, ảnh hưởng rất to lớn đến kết quả tương lai của bệnh nhân, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Phụ huynh nên lưu ý kỹ vấn đề này.
* Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng từng người.
Bài viết được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa Võ Tuấn Anh, ngày 28/11/2011.
Số lượt đang online: 16
Số lượt truy cập: 5.906.147
Bài viết liên quan

Có nên niềng răng, nhổ răng trước Tết không?
Giới bác sĩ chúng tôi thường bảo nhau: đừng có dại mà gắn mắc cài, nhổ răng trước Tết, nếu muốn được ăn Tết bình yên. Trong niềng răng, giai đoạn khó khăn nhất luôn là những ngày đầu tiên sau khi gắn niềng: ăn uống khó khăn, dây cung dài đâm rách môi má lưỡi, sút mắc cài,… có thể ảnh hưởng đến mức trầm trọng và bệnh nhân không thể ăn được.

Thời gian chỉnh nha khoảng bao lâu?
Thời gian chỉnh nha tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ phức tạp, mong muốn của bệnh nhân, độ tuổi của bệnh nhân, và những điều trị kèm theo (nếu có), v.v…

Niềng răng không mắc cài invisalign – Hình ảnh ca thực tế
Điều trị bằng niềng răng không mắc cài Invisalign (hay còn được mọi người gọi là niềng răng bằng khay trong suốt) có thể đem lại kết quả khá tốt, với cả những trường hợp phức tạp như nhổ răng kéo lùi để giảm hô, móm hay răng chen chúc, răng khểnh…

Chương trình Invisalign Open Day tại nha khoa Lan Anh 30-31/7/2016 nhân dịp 36 năm thành lập nha khoa
Invisalign là phương pháp chỉnh nha không mắc cài đang rất được ưa chuộng trên thế giới hiện nay vì sự thuận tiện mà nó mang đến.

Một số hình ảnh tham khảo trước và sau khi điều trị chỉnh nha – Phần 2
Để đạt được một kết quả điều trị chỉnh nha tốt, bệnh nhân cần chuẩn bị nhiều yếu tố: thời gian, tinh thần, tài chính, hợp tác theo đúng chỉ dẫn, cũng như cần tuân thủ đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Niềng răng ngày nay có thường phải nhổ răng không?
Câu trả lời là không đối với niềng Invisalign! Câu trả lời là có đối với niềng mắc cài!

Những câu hỏi thường gặp về Invisalign (phần 2)
Do được thiết kế trên máy vi tính có thể phóng to để nhìn rõ sự di chuyển của răng, Invisalign cũng rất phù hợp với những trường hợp cần sự điều chỉnh nhẹ như chen chúc ít, thưa răng cửa, điều chỉnh nhẹ trước khi phục hình răng sứ, v.v…