- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Đau răng - Nội nha, chữa tủy răng
Đau răng - Nội nha, chữa tủy răng
Làm gì khi răng bị nhiễm trùng, đau nhức?
Răng bị nhiễm trùng thường bắt nguồn từ sâu răng, gây viêm tủy răng, hoại tử tủy răng gây nhiễm trùng toàn bộ răng. Cũng có khi nguyên nhân do miếng trám răng cũ bị hở, hoặc bọc sứ bị hở, làm vi khuẩn tích tụ bên trong tạo thành ổ nhiễm trùng.
Nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng có thể lan rộng ra xung quanh nướu răng, xương quanh răng gây sưng to, sốt,... thuật ngữ gọi là “viêm mô tế bào”.
Khi bị viêm mô tế bào, nhiễm trùng lan rộng thì có thể cần phải vào bệnh viện để điều trị.
Để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm, để làm sạch tuỷ răng bị hoại tử, xử lý “nguyên nhân của nhiễm trùng”.
Nhiều người cố gắng dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để “qua cơn đau”, nhưng nguyên nhân tận gốc là vùng tủy răng hoại tử chưa được làm sạch, thì ổ nhiễm trùng có thể vẫn sẽ xuất hiện lại.
Dùng thuốc kháng sinh lâu ngày, có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn “lờn thuốc”. Khi đó, việc khống chế được ổ nhiễm trùng sẽ khó khăn và phức tạp hơn đáng kể!
Vậy thì, cân nhắc giữa lợi và hại của việc điều trị răng miệng sớm hay trì hoãn, lời khuyên là nên điều trị nhiễm trùng răng miệng càng sớm càng tốt, càng sớm càng điều trị dễ dàng và ít đau, ít rủi ro.
Mời bạn liên hệ để tư vấn thêm nếu có câu hỏi hay thắc mắc nhé.
Số lượt đang online: 25
Số lượt truy cập: 5.265.934
Bài viết liên quan
Vì sao răng chữa tủy thường hay thất bại và không giữ được lâu dài?
Điều trị tủy là kỹ thuật làm sạch phần bên trong răng, bao gồm buồng tủy răng, và hệ thống ống tủy ở các chân răng.
Làm gì khi răng bị nhiễm trùng, đau nhức?
Răng bị nhiễm trùng thường bắt nguồn từ sâu răng, gây viêm tủy răng, hoại tử tủy răng gây nhiễm trùng toàn bộ răng. Cũng có khi nguyên nhân do miếng trám răng cũ bị hở, hoặc bọc sứ bị hở, làm vi khuẩn tích tụ bên trong tạo thành ổ nhiễm trùng.
Răng đã chữa tủy có còn bị đau nữa không?
Khi răng đã lấy tủy, thì bản thân chiếc răng đó không đau, nhưng những phần xung quanh răng đó có thể bị nhiễm trùng, gây sưng viêm và đau nhức.
Đánh giá mức độ nhiễm trùng của răng như thế nào cho chính xác?
Hiện tại, đa số các nha khoa đều đánh giá độ nhiễm trùng qua phim x-quang 2D, nhưng như vậy có thể là chưa đủ. Bạn sẽ "muốn" thấy rõ hơn bằng phim 3D
Hạn chế lấy tủy răng trong điều trị nha khoa
Nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tủy răng bởi vì những răng đã lấy tủy sẽ không còn được khỏe và rắn chắc như những răng còn tủy. Do vậy, sau khi làm, không nên cắn xé những vật cứng bằng những răng đó để tránh răng gãy, răng vỡ, răng mẻ.