- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Răng sứ, Veneer sứ
Răng sứ, Veneer sứ
Độ bền răng sứ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nếu bạn chưa hiểu rõ khi làm răng sứ sẽ có độ bền bao nhiêu lâu, bạn nên tìm hiểu kỹ thêm trước khi làm răng sứ.
Thật ra, độ bền răng sứ phụ thuộc rất nhiều yếu tố, chứ không phải là từ "vật liệu bạn chọn trên bảng giá". Những yếu tố đó bao gồm:
Độ bền của răng thật mà răng sứ đó gắn vào:
Nếu răng thật của bạn bị yếu, bị lung lay sau một thời gian sử dụng, bị nhổ đi, thì răng sứ đó cũng sẽ "ra đi"!
Răng thật bị yếu do nhiều nguyên nhân: bị lấy tủy, bị tiêu xương quanh răng nên lung lay, bị quá tải do lực nhai,v.v... Những yếu tố này cần được bác sĩ chính quy đánh giá kỹ trước khi điều trị.
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khi đánh giá độ bền răng sứ sau vài năm sử dụng.
Độ khít sát của răng sứ:
Răng sứ gắn vào mà không khít sát thì sẽ bị hở với lõi răng thật, một thời gian sau, nước bọt làm tan đi phần keo gắn răng, làm răng bị ê buốt, hoặc gây sâu răng, mục răng nhanh chóng (nếu răng đã chữa tủy).
Răng sứ xâm lấn gây viêm nướu:
Nếu làm răng sứ lấn sâu xuống dưới nướu, cơ thể sẽ tự kích hoạt phản ứng gây viêm nướu. Phần viêm nướu này điều trị phức tạp, và thường là phải tháo răng sứ cũ, phẫu thuật cắt nướu rồi làm răng sứ lại.
Răng sứ quá to, quá dầy, gây nhét thức ăn:
Nếu răng sứ gây nhồi nhét thức ăn, sẽ gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng, và là nguyên nhân thường gặp của tình trạng "hôi miệng sau khi làm răng sứ".
Răng sứ quá cứng, gây bể, vỡ, quá tải răng thật đối diện.
Như vậy, có thể hiểu là làm răng sứ không hề đơn giản, mà cần có kiến thức vững chắc về cấu trúc răng, thiết kế phù hợp lực ăn nhai, thẩm mỹ, độ bền, để đạt được kết quả hài lòng bệnh nhân!
Mời bạn liên hệ để tìm hiểu thêm những kiến thức về răng sứ, hoặc nhắn tin Fanpage tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ nhé.
Đánh giá & Nhận xét
0 trung bình dựa trên 0 bài đánh giá :

Nha Khoa Lan Anh được thành lập từ năm 1980, hoạt động liên tục cho đến nay đã được gần bốn mươi năm
Số lượt đang online: 36
Số lượt truy cập: 2.901.200
Bài viết liên quan

Răng sậm màu – Nguyên nhân và cách khắc phục
Tetracycline là một loại kháng sinh. Ngày nay còn có Doxycycline, Minocycline… là các thuốc kháng sinh cùng nhóm với Tetracycline.

Vì sao bác sĩ khuyên bạn bọc răng sứ sau khi chữa tủy?
Một chiếc răng bị hư hại nhiều thường sẽ được bác sĩ chữa tủy và tư vấn bọc lại mão sứ. Vì sao lại như vậy?

Theo bạn thì làm 1 chiếc răng sứ là "dễ hay khó"?
Câu trả lời là khó làm lắm đó bạn, vì phải làm sao cho thật cân xứng, hòa hợp cùng màu sắc, hình dạng răng, thậm chí là các "vân răng" trên bề mặt

Veneer sứ như thế nào là "đạt chuẩn" và khít sát?
Khi bạn làm Veneer hay mặt dán sứ thì cần hiểu rõ cấu trúc răng, tương quan kích thước phù hợp đạt "chuẩn", mới có thể ra được một kết quả tốt và hài lòng.

Răng sứ bị mẻ – Nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục.
Răng sứ được nghiên cứu làm từ chất liệu sao cho tương tự với răng thật. Vì vậy, nếu răng thật có thể mẻ thì răng sứ cũng có thể bị mẻ. Răng sứ bị mẻ do nguyên nhân nào? Phòng ngừa răng sứ bị mẻ ra sao?

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền và thẩm mỹ của răng sứ (Phần 1)
Răng sứ có độ bền chịu ảnh hưởng của 2 thành phần: phần răng sứ phủ bên ngoài, và phần răng thật bên trong, được che phủ bởi răng bằng sứ.

Một trường hợp phục hình răng sứ 2 hàm để ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ
Do hàm trên mất răng nhiều, bệnh nhân lớn tuổi không phù hợp cấy ghép Implant, nên làm cầu răng sứ kim loại để chịu lực được tốt.

Không phải lúc nào làm răng sứ cũng chỉ vì “trắng bóc” cho giống Hollywood
Làm răng đẹp, là không theo một hình mẫu cứng nhắc nào, không theo "trend hay trào lưu" gì, miễn là nó phù hợp nhất với bạn.