- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Răng sứ
Răng sứ
Inlay sứ, kỹ thuật trám răng hiện đại bằng máy vi tính CAD/CAM
Inlay sứ, kỹ thuật trám răng hiện đại bằng máy vi tính CAD/CAM
Bạn đã từng thấy phiền toái vì bác sĩ trám răng cho mình nhưng độ bền lại không được lâu dài? Bạn cảm thấy lo lắng vì đã nghe nhiều người nói trám răng sẽ gây ê buốt? Kỹ thuật trám răng bằng Inlay sứ sẽ khắc phục được những khuyết điểm này, nhưng bù lại, kỹ thuật này có chi phí cao hơn trám răng thông thường.
1) Lý do miếng trám răng lớn có độ bền không lâu dài và có thể gây ê buốt:
Khi trám răng bằng kỹ thuật cổ điển, bác sĩ sử dụng vật liệu Composite để trám từng phần nhỏ vào phần răng đã được mài sửa soạn và làm sạch sâu răng. Khi những vật liệu này được chiếu cứng bằng đèn quang trùng hợp, nó sẽ co lại (shrinkage) ở một tỉ lệ nhất định. Điều này có thể làm cho hở kẽ giữa phần vật liệu trám răng và bề mặt răng, để nước thấm vào và gây ê buốt, hoặc miếng trám bị sút ra sau một thời gian ngắn sử dụng.
Ở những miếng trám răng có kích thước càng lớn, rủi ro vật liệu trám răng bị co lại và bị hở, gây ê buốt và sút miếng trám sẽ càng cao.
Vì vậy, một số bác sĩ có đề nghị bệnh nhân nên bọc răng lại ở những răng đã bị sâu hay bể lớn. Nhưng bọc răng có khuyết điểm là phải mài răng nhiều, và bệnh nhân có thể cảm giác "lạ" vì chiếc răng mới hoàn toàn trong miệng.
2) Kỹ thuật trám răng bằng Inlay sứ là gì?
Với kỹ thuật trám răng bằng Inlay sứ, chúng ta có thể khắc phục được những khuyết điểm này: không xảy ra tình trạng co rút vật liệu trám, chiếc răng thật được bảo tồn tối đa, tạo cảm giác quen thuộc trong miệng bệnh nhân.
Khi sử dụng Inlay sứ để trám răng, kỹ thuật viên nha khoa sẽ "cắt" một thỏi sứ nguyên khối để tạo ra miếng trám y như răng của bệnh nhân từ máy vi tính.
3) Những ưu điểm của kỹ thuật trám răng bằng Inlay sứ?
Nhờ cắt nguyên khối từ thỏi sứ, nên vật liệu không bị co rút khi "chiếu cứng" lại bằng đèn quang trùng hợp như kỹ thuật trám răng cổ điển thông thường, hạn chế tạo khe hở vi kẽ gây ê buốt và bị sút miếng trám răng sau này.
Thỏi sứ khi được cắt tạo thành Inlay sứ cũng có độ cứng, độ mài mòn tương đương với lực ăn nhai của bệnh nhân khi tính toán trên máy vi tính.
Inlay sứ được cắt từ thỏi sứ nguyên khối, thẩm mỹ rất cao và độ bền lâu dài
Khi thiết kế trên máy vi tính, kỹ thuật viên và bác sĩ cũng dễ dàng điều chỉnh độ tiếp xúc của miếng trám răng với răng đối diện, giảm tối đa độ "cộm" và phải mài chỉnh sau khi gắn trên miệng bệnh nhân. Điều này làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và quen thuộc nhanh chóng với chiếc răng này.
Inlay sứ được thiết kế tỉ mỉ trên máy tính
Ngoài ra, răng được thiết kế trước trên máy vi tính sẽ giúp kỹ thuật viên và bác sĩ hoàn toàn chủ động thiết kế chiếc răng sao cho "tối ưu" nhất. So sánh với kỹ thuật trám răng cổ điển, bác sĩ phải trực tiếp vừa trám vừa tạo hình chiếc răng cùng lúc, thì kỹ thuật Inlay sứ này giúp bác sĩ kiểm soát kết quả tốt hơn.
Số lượt đang online: 30
Số lượt truy cập: 5.755.300
Bài viết liên quan

Đặc điểm phục hình răng sứ MCX5 và MCXL
Răng sứ làm bằng hệ thống MCX5 và MCXL có thể đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân trong nhiều trường hợp khác nhau: răng sứ có độ mỏng tối đa (bảo tồn răng thật), thẩm mỹ cao, độ cứng bền vượt trội, v.v... Điều quan trọng là bác sĩ cần phải chọn được vật liệu phù hợp nhất cho từng trường hợp.

Độ bền răng sứ phụ thuộc vào "lõi răng thật" và nướu xung quanh
Khi bác sĩ làm răng sứ đúng kỹ thuật, sẽ giúp cho răng sứ có màu tự nhiên, nướu răng hồng hào, khỏe mạnh.

Làm sao để răng sứ khi làm không bị cộm?
Khi răng sứ bị cộm, thường thì bác sĩ sẽ mài chỉnh răng trên miệng để loại bỏ điểm vướng, cộm.

Những câu hỏi thường gặp khi làm răng sứ?
Răng sứ như thế nào là đẹp? Răng sứ dày mỏng như thế nào là phù hợp? Độ cứng răng sứ ở mức độ nào là hợp lý? Răng sứ nên chọn màu răng nào?

Khi nào thì răng sứ không đẹp?
Để răng sứ không bị thô, bị dầy và đưa ra phía trước, có rất nhiều yếu tố cần phải cân nhắc: vị trí của răng thật trên cung răng, độ mài răng thật phải vừa đủ, và cuối cùng là chọn loại vật liệu răng sứ phù hợp.

Răng sứ đẹp tự nhiên phải như thế nào?
Mỗi người sẽ có hình dạng khuôn mặt, khung xương hàm, cung răng, hình dạng răng khác nhau… Và dĩ nhiên, răng sứ làm cho mỗi người cũng phải khác nhau, thì mới đẹp được.

Răng sứ bị mẻ – Nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục.
Răng sứ được nghiên cứu làm từ chất liệu sao cho tương tự với răng thật. Vì vậy, nếu răng thật có thể mẻ thì răng sứ cũng có thể bị mẻ. Răng sứ bị mẻ do nguyên nhân nào? Phòng ngừa răng sứ bị mẻ ra sao?

Mão răng – Cầu răng sứ kim loại
Gọi là sứ kim loại bởi vì bên trong có lớp sườn kim loại dày từ 0.3mm trở lên, bao bọc bên ngoài bởi nhiều lớp sứ thẩm mỹ đẹp tự nhiên được nung nhiều lần dưới nhiệt độ cao hơn 850 độ C.