- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Implant, nhổ răng, phẫu thuật
Implant, nhổ răng, phẫu thuật
Implant trong trường hợp mất nhiều răng
1/ Tại sao nên là Implant?
Trước đây, khi bạn bị mất nhiều răng, Bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm phục hình răng bằng hàm giả tháo lắp, hoặc bằng cầu răng cố định. Các phương pháp này là những phương pháp kinh điển đã sử dụng từ lâu.
Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp và cầu răng cũng có những khuyết điểm, thậm chí gây rất nhiều phiền phức cho bạn như: cồng kềnh, khó vệ sinh, đôi khi phát âm không tốt. Quan trọng hơn, cầu răng cũng như hàm giả tháo lắp chủ yếu dựa vào răng thật (gọi là răng trụ, là răng mang móc hàm giả, hay răng thật được mài nhỏ để gắn cầu răng) để có thể được giữ vững trong miệng. Dưới tác động của lực nhai, răng giả thường tạo ra những lực ngang hoặc lực đòn bẩy không tốt cho răng trụ, làm cho những răng trụ này bị tổn thương, dần dần bị lung lay và không tồn tại lâu được, ngay cả khi bạn giữ gìn thật kỹ!
Hình: cầu răng làm không đúng chỉ định. Răng cối lớn khi ăn nhai tạo ra lực đòn bẩy làm nứt tét chân răng trụ (răng cối nhỏ).
Trường hợp này không thể giữ được răng trụ. Vì vậy khi làm cầu răng, Bác sĩ thường đề nghị bạn làm cầu răng với nhiều răng trụ hơn là số răng mất, chẳng hạn như 2 răng trụ mang 1 răng mất. Cầu răng càng dài, tiên lượng và độ bền càng thấp.
Hình: Cầu răng gây tiêu xương ở răng cối nhỏ, dần dần răng bị lung lay, không giữ được cả răng trụ và cầu răng. Ghép Implant cho trường hợp này cũng phức tạp hơn do xương đã bị tiêu đi nhiều.
Ngày nay, áp dụng kỹ thuật cấy ghép Implant, với ưu điểm là bảo tồn những răng thật còn lại, khả năng chịu lực tốt, phục hình trên Implant sẽ đem lại kết quả tối ưu và gần với răng thật của bạn nhất.
Hình: Cầu răng trên Implant cho 3 răng trong cùng ở hàm dưới bên phải.
2/ Quy trình thực hiện phục hình dựa trên cấy ghép Implant:
- Khám và tư vấn rất quan trọng:
Khi bạn muốn làm Implant để phục hình nhiều răng, bạn nên dành buổi đầu tiên để được bác sĩ khám và tư vấn cặn kẽ. Phim toàn cảnh Panorex kỹ thuật số được trang bị tại mỗi chi nhánh của NKLA, hình ảnh có ngay sau khi chụp sẽ giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán, và lập kế hoạch điều trị.
Hình: Bác sĩ đo đạc xương hàm trên phim toàn cảnh kỹ thuật số để lựa chọn Implant phù hợp với xương hàm.
Điều quan trọng khi bạn đến khám Implant để phục hình mất nhiều răng là bác sĩ phải kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm mục đích:
- Giữ gìn và bảo tồn các răng thật còn lại. Đánh giá một chiếc răng nên giữ lại hay nhổ và thay thế bằng Implant đòi hỏi kinh nghiệm của bác sĩ. Một yếu tố không kém phần quan trọng là điều kiện thời gian và kinh tế của bạn.
- Kế hoạch phục hình răng sau khi ghép Implant để đạt được thẩm mỹ và có chức năng tốt nhất. Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm các răng nối với nhau (dạng cầu răng trên Implant) để tiết kiệm chi phí hơn, hoặc khi xương hàm yếu, thì các răng được nối lại với nhau sẽ có độ bền cao hơn. Nếu bạn đặt yêu cầu thẩm mỹ cao, thì mỗi Implant sẽ được làm tách biệt để mang 1 mão răng riêng biệt cho vùng răng cửa phía trước, đặc biệt là hàm trên.
- Kế hoạch phục hình răng tạm sao cho thuận lợi và dễ dàng, cũng như không ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống của bạn. Thường thì khi cấy Implant cho những răng cửa, vì mục đích thẩm mỹ, bác sĩ sẽ làm hàm tạm tháo lắp để bạn sử dụng trong thời gian chờ đợi Implant tích hợp xương. Đối với răng bên trong, bác sĩ thường đề nghị bạn để trống, tạo điều kiện thuận lợi cho Implant mau lành thương và tạo xương. Hàm tạm nên được sử dụng hạn chế tối đa trong thời gian 2 tuần đầu sau khi ghép Implant, và theo đúng tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ, để hạn chế tỉ lệ thất bại của Implant. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ cần đơn giản điều chỉnh lại một chút hàm giả tháo lắp bạn đang sử dụng là được. Do vậy sau khi ghép Implant, bạn có thể ra về ngay với hàm giả cũ trong miệng, thật đơn giản và thoải mái!
- Nếu bạn thay thế cầu răng bằng Implant, bác sĩ có thể làm lại cầu răng khác để bạn sử dụng tạm trong thời gian chờ đợi ghép Implant. Cầu răng này gần như tương đương cầu răng bạn đang sử dụng trước khi ghép Implant.
- Nếu bạn đang có những răng bị lung lay, đang có một cầu răng không đúng chỉ định, hoặc nhiều răng đang bị nhiễm trùng, thì kế hoạch điều trị sẽ phức tạp hơn.
Vì vậy, chuẩn bị cho việc ghép Implant, thường thì bạn sẽ cần nhiều bác sĩ giỏi ở nhiều chuyên khoa khác nhau. Tại NKLA, các bác sĩ luôn có thể hội chẩn và phối hợp với nhau thật tốt để thời gian của bạn được tiết kiệm nhất, mà kết quả thì sẽ tốt nhất!
Hình: Đây là một trường hợp phức tạp cần phối hợp giữa nhiều Bác sĩ thuộc các chuyên khoa khác nhau và Bác sỉ Implant để có thể đạt được một kế hoạch điều trị tốt vì vấn đề tài chính và thời gian. Đôi khi, bạn không cần một kế hoạch điều trị tốt nhất, mà nên là một kế hoạch điều trị phù hợp với bạn nhất.
Sau khi chụp phim, kiểm tra mật độ và bề dày của xương, Bác sĩ sẽ phác thảo kế hoạch điều trị cho bạn. Đừng nôn nóng, vì bác sĩ cần phải tính toán rất nhiều và kỹ lưỡng, đôi khi sẽ phải hội ý với các bác sĩ chuyên khoa khác trong những trường hợp phức tạp. Vì vậy, bạn nên dành ít nhất là 90 phút cho buổi hẹn đầu tiên để khám Implant, thậm chí nhiều hơn nếu bạn có nhiều câu hỏi khác cần được giải đáp.
Bác sĩ có thể đề nghị bạn ghép Implant để phục hình các răng riêng lẻ, nghĩa là mỗi Implant sẽ mang 1 răng, thường áp dụng cho vùng răng cửa vì đòi hỏi thẩm mỹ cao.
Hình: Phục hình 1 răng nanh và 3 răng cửa hàm trên bằng 4 Implant và 4 mão răng sứ riêng biệt. Kết quả thẩm mỹ đạt được rất cao nhờ Implant nâng đỡ xương và tạo hình lại nướu răng, mặc dù mất răng đã 10 năm.
Hoặc cũng có khi Bác sĩ đề nghị bạn ghép Implant ít hơn số răng bị mất, và làm thành “cầu răng sứ trên Implant”. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí hơn, trong trường hợp xương hàm có những vị trí không còn tốt thì Bác sĩ sẽ ghép Implant ở những vị trí thuận lợi, rồi nối các răng với nhau thành cầu răng trên Implant.
Hình: Phục hình cầu răng trên Implant cho răng trước hàm trên và răng trong hàm dưới.
Bác sĩ có thể đề nghị ghép ít Implant hơn so với số răng mất để làm cầu răng trên Implant, nhằm tiết kiệm chi phí hơn và độ bền cũng rất tốt.
* Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng từng người."
Bài viết được viết bởi Bác sĩ Võ Tuấn Anh (Nha khoa Lan Anh)
Ngày 29/08/2009
Đánh giá & Nhận xét
0 trung bình dựa trên 0 bài đánh giá :

Nha Khoa Lan Anh được thành lập từ năm 1980, hoạt động liên tục cho đến nay đã được gần bốn mươi năm
Số lượt đang online: 38
Số lượt truy cập: 2.901.238
Bài viết liên quan

Implant là gì? Ưu điểm của Implant và đối tượng làm Implant
Implant nha khoa là một "chân răng giả" bằng titan, được cấy ghép vào xương hàm, nâng đỡ cho một mão, cầu răng hay một hàm giả tháo lắp nhằm thay thế cho các răng đã mất.

Kiến thức phổ thông về Implant
Implant là một trụ bằng Titanium với hình dáng giống chân răng được cấy ghép vào trong xương hàm. Implant có chức năng nâng đỡ cho một mão, một cầu răng hay một hàm răng giả để thay thế các răng đã mất.

Cấy ghép Implant và phục hình răng sau 1 tuần (immediate loading implant)
Đối với một số trường hợp, Bác sĩ có thể làm răng sứ trên Implant ngay, chỉ sau 7-10 ngày là bệnh nhân có răng. Kỹ thuật này gọi là implant chèn chịu lực tức thì ( immediate loading implant).

Những câu hỏi thường gặp khi cấy ghép Implant (phần 1)
Cấy ghép Implant ngày càng phổ biến rộng rãi trong ngành nha khoa. Đi kèm với kỹ thuật nâng cao này, có rất nhiều câu hỏi của bệnh nhân dành cho các bác sĩ. Nha khoa Lan Anh sẽ tổng hợp các câu hỏi và cố gắng trả lời sao cho bệnh nhân có thể hiểu được một cách đơn giản, vì Implant có rất nhiều thuật ngữ "chuyên môn"!

Bạn đang mất một hay nhiều răng? Bạn có vấn đề với hàm giả? Bạn không hài lòng với cầu răng của mình?
Cấy ghép nha khoa là chỉ định điều trị đầu tiên cho việc thay thế một hay nhiều răng đã mất. Hàng ngàn người Việt Nam trong hàng triệu người trên thế giới đã sử dụng Implant MIS để đem lại nụ cười và sự tự tin vốn có.

Răng khôn có ảnh hưởng như thế nào?
Do mọc sau cùng, nên răng khôn có thể bị thiếu chỗ để mọc, đặc biệt là các trường hợp có cấu trúc xương hàm nhỏ hẹp, hoặc do các răng vĩnh viễn có kích thước khá lớn. Nếu mọc kẹt, răng khôn có thể gây ra viêm nướu, đau khi mọc, nhét thức ăn gây khó vệ sinh, và có thể gây sâu răng bên cạnh (răng số 7).

Cấy ghép implant All on four – Giải pháp mới cho mất răng toàn hàm
Nếu như trước đây người mất răng toàn hàm chỉ có thể chọn đeo hàm tháo lắp hoặc là phải cấy ghép 6 – 8 trụ implant để cố định toàn hàm thì hiện nay ngành nha đã có giải pháp mới cho những người mất răng toàn hàm.

Clip – Quá trình cấy ghép răng implant
Nếu bạn chẳng may bị mất răng thì cấy ghép răng implant là giải pháp tối ưu hiện nay để phục hồi răng mất.