- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Implant, nhổ răng, phẫu thuật
Implant, nhổ răng, phẫu thuật
Hệ thống chụp phim Cone beam 3D hỗ trợ cắm ghép Implant an toàn và hiệu quả
Chụp phim là một bước quan trọng không thể thiếu trong điều trị răng miệng. Bên cạnh các phim X-quang 2D như Panorex, phim Cone Beam 3 chiều sẽ hỗ trợ bác sĩ với những thông tin chính xác hơn, giúp khảo sát được cấu trúc trong vùng hàm mặt, đặc biệt giúp cắm ghép Implant an toàn và đạt được kết quả tối ưu.
1. Hệ thống Cone beam là gì?
CT cone beam là hệ thống X-quang cho hình ảnh không gian 3 chiều giúp bác sĩ biết được chính xác bề rộng và bề sâu của xương. Bên cạnh đó, phim X-quang được chụp bằng hệ thống Cone beam còn cho thấy rõ sự tương quan giữa răng hàm dưới với dây thần kinh, sự tương quan giữa răng hàm trên với xoang hàm, kiểm tra được các sang thương sâu bên trong.
2. Phim Cone beam hỗ trợ gì trong điều trị?
– Phim Cone beam hỗ trợ tốt nhất cho các tiểu phẫu thuật trong miệng như tiểu phẫu răng khôn vì cho thấy sự tương quang giữa chân răng khôn và dây thần kinh bên dưới, giúp xác định vị trí nhổ răng để không chạm đến các dây thần kinh.
– Phim CT Cone beam hỗ trợ cho việc đặt implant. Bác sĩ có thể thấy bề rộng của xương để tiên lượng có cần ghép xương hay không và chọn Implant có đường kính thích hợp nhất với ổ xương. Thông thường nếu không có phim Cone beam thì bác sĩ sẽ dự đoán đường kính implant bằng cách đo độ rộng xương theo phương pháp khám lâm sàng hoặc chọn Implant có đường kính nhỏ nhất để an toàn cho việc cấy ghép nhưng như vậy implant sẽ có tuổi thọ không cao. Như vậy, cấy ghép Implant với sự hỗ trợ của phim Cone beam sẽ đem lại kết quả tốt hơn nhiều.
– Phim cone beam cho thấy sự tương quan giữa răng hàm trên với xoang hàm trên để đặt implant không rơi vào xoang hàm và sự tương quan giữa răng hàm dưới với dây thần kinh để Implant không chèn ép dây thần kinh. Đây là mốc quan trọng để implant không gây tổn thương sau cấy ghép.
– Phim CT Cone beam hỗ trợ trong điều trị chỉnh nha để xác định vị trí các răng mọc ngầm và vị trí cần nhổ răng để chỉnh nha.
3. Hệ thống Cone beam có ưu điểm gì so với các hệ thống x-quang khác?
– Trong khi phim panorex chỉ cho thấy 2 chiều không gian trên và dưới, biết được chiều cao của xương hàm thì phim CT cone beam cho biết bề rộng, bề sâu của xương.
– Phim panorex chỉ thấy hình ảnh những sang thương nhưng phim CT cone beam sẽ cho thấy sang thương xâm lấn đến vị trí nào.
– Đôi khi phim panorex cho các kết quả gây hiểu lầm như răng khôn chèn ép dây thần kinh nhưng thực chất khi xem phim CT cone beam thì dây thần kinh không bị chèn ép.
4. Chụp Cone beam có an toàn không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Hệ thống Cone beam được trang bị tại nha khoa Lan Anh là hệ thống Cone beam thế hệ mới chỉ mất 5 giây chụp phim (so với chụp phim panorex khoảng 12 giây) nên lượng tia phát ra bởi máy chụp CT Cone beam là ít hơn các loại chụp phim khác.
5. Trường hợp nào trong điều trị nha khoa cần chụp Cone beam?
Những trường hợp thông thường có thể khám lâm sàng thì không cần chụp phim. Những trường hợp không quá đặc biệt thì vẫn có thể chụp phim panorex để tiết kiệm chi phí cho khách hàng cũng như dễ dàng hơn trong việc lưu trữ hồ sơ bệnh án cho khách hàng vì phim cone beam có dung lượng rất lớn. Tuy nhiên, với những trường hợp phim Panorex cho kết quả chưa đầy đủ và bác sĩ cần thêm thông tin thì sẽ yêu cầu chụp phim cone beam.
Nếu bỏ qua yếu tố chi phí và dung lượng lưu trữ thì chụp phim cone beam vẫn là phương pháp cho kết quả đầy đủ và tốt nhất.
6. Phim Cone beam có thể chẩn đoán được những bệnh gì?
Chụp phim panorex hoặc Cone Beam đều có thể thấy những bệnh lý và những sang thương nhưng Cone beam giúp cho bác sĩ thấy sang thương xâm lấn đến đâu, độ lớn như thế nào. Đôi khi, hình ảnh phim Panorex có thể bị chập gây hiểu lầm; còn phim cone beam chắc chắn sẽ cho kết quả rõ ràng hơn. Nhờ đó, phim Cone beam có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý chuyên sâu về răng và hàm.
7. Bệnh nhân mang thai có thể chụp phim Cone beam không?
Bệnh nhân mang thai vẫn có thể chụp phim cone beam vì lượng tia phát ra rất ít nhưng cần sự hỗ trợ của áo chì.
Như vậy, việc chụp phim x-quang giúp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn trong những trường hợp đặc biệt, đồng thời giúp khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình điều trị vì không phải đi đến một nơi khác để chụp phim CT. Do đó, dù chi phí đầu tư cho máy x-quang khá cao nhưng nha khoa Lan Anh vẫn quyết định đầu tư vì lợi ích của khách hàng.
* Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng từng người.
Số lượt đang online: 27
Số lượt truy cập: 5.265.902
Bài viết liên quan
"Hồi sinh" một chiếc răng cửa bằng kỹ thuật Implant
Để răng sứ được tự nhiên, bạn phải làm cho nó "xoay một chút" để hài hòa với răng bên cạnh. Và dĩ nhiên, chẳng ai biết được nó là răng sứ!
Kiến thức phổ thông về Implant
Implant là một trụ bằng Titanium với hình dáng giống chân răng được cấy ghép vào trong xương hàm. Implant có chức năng nâng đỡ cho một mão, một cầu răng hay một hàm răng giả để thay thế các răng đã mất.
Cấy Ghép Implant All On Four – Giải Pháp Mới Cho Mất Răng Toàn Hàm
Nếu như trước đây người mất răng toàn hàm chỉ có thể chọn đeo hàm tháo lắp hoặc là phải cấy ghép 6 – 8 trụ implant để cố định toàn hàm thì hiện nay ngành nha đã có giải pháp mới cho những người mất răng toàn hàm. Đó là công nghệ cấy ghép răng All on 4. Vậy cấy ghép implant All on 4 là gì?
Bạn đang mất một hay nhiều răng? Bạn có vấn đề với hàm giả? Bạn không hài lòng với cầu răng của mình?
Cấy ghép nha khoa là chỉ định điều trị đầu tiên cho việc thay thế một hay nhiều răng đã mất. Hàng ngàn người Việt Nam trong hàng triệu người trên thế giới đã sử dụng Implant MIS để đem lại nụ cười và sự tự tin vốn có.
Những câu hỏi thường gặp khi cấy ghép Implant tại nha khoa Lan Anh (phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về Implant. Trong phần 2 này, bài viết sẽ chú trọng đến những kết quả có thể đạt được bằng cấy ghép Implant, nhằm giúp bệnh nhân hiểu rõ và hình dung được một kết quả thực tế, hợp lý.
Ai mất răng cũng có thể cấy ghép được răng implant?
Hầu như ai mất răng cũng có thể làm Implant được. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định và thành công của cấy ghép răng implant. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa cần khám trực tiếp mới có thể đánh giá và chỉ định chính xác.
Cấy ghép Implant có đau không?
Rất nhiều người nghĩ cấy ghép Implant sẽ “kinh khủng” lắm. Sự thật không hẳn là như vậy, cấy ghép Implant đơn thuần (không có ghép xương) được xem là nhẹ nhàng và ít chấn thương hơn nhiều so với nhổ răng, do vậy, cũng ít “đau” hơn.
Hệ thống X.Quang Toàn cảnh Kỹ thuật số chuẩn quốc tế
Răng gồm 2 phần: thân răng nhô lên khỏi xương hàm mà ta có thể thấy được, phần còn lại là chân răng nằm trong xương hàm chỉ có thể quan sát nhờ X quang.