- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Chăm sóc răng định kỳ
Chăm sóc răng định kỳ
Răng Nhạy Cảm là gì?
Nếu thỉnh thoảng bỗng dưng bạn bị đau nhói hoặc hơi tê khi cắn vào thức ăn ngọt hay chua, hoặc uống nước nóng hay lạnh, thì có thể răng của bạn bị nhạy cảm.
Các răng nhạy cảm không phải lúc nào cũng bị đau, mà có lúc đau lúc không. Nếu bị đau răng thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn. Một điều quan trọng là phải cho nha sĩ biết các triệu chứng này để xác định được nguyên nhân và cách điều trị đúng.
Nguyên Nhân Làm Cho Răng Nhạy Cảm
Ðối với các răng khỏe mạnh, các mô xốp được gọi là ngà răng được lợi và vỏ men cứng của răng bảo vệ. Khi bị mất lớp bảo vệ này, các lỗ siêu nhỏ trong ngà răng (được gọi là tiểu quản) cho phép nóng và lạnh cũng như các kích thích tố khác truyền vào trong đến dây thần kinh răng và gây chứng đau đớn.
Các nguyên nhân sau đây có thể làm cho ngà răng mất lớp bảo vệ:
- Lợi teo rút do đánh răng không đúng cách hay bị bệnh lợi.
- Răng bị vỡ hay răng mẻ.
- Cắn chặt hoặc nghiến răng.
- Tuổi cao.
PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRỊ
Tùy theo kết quả chẩn đoán, nha sĩ có thể đề nghị một hay nhiều phương pháp điều trị dưới đây để làm giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng răng nhạy cảm:
- Ðánh răng bằng bàn chải lông mịn.
- Dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để ngăn cho các kích thích tố không tiếp cận được dây thần kinh hoặc làm cho chính dây thần kinh bớt nhạy cảm đi.
- Dùng thuốc súc miệng hoặc keo đặc chứa chất florua giúp điều trị cho răng nhạy cảm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thường thì phải dùng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm trong vòng một vài tuần lễ thì mới thấy giảm đau. Hãy theo hướng dẫn của chuyên viên nha khoa về việc thường xuyên sử dụng kem đánh răng đặc biệt chống nhạy cảm để khỏi bị đau trở lại.
Đánh giá & Nhận xét
0 trung bình dựa trên 0 bài đánh giá :

Nha Khoa Lan Anh được thành lập từ năm 1980, hoạt động liên tục cho đến nay đã được gần bốn mươi năm
Số lượt đang online: 20
Số lượt truy cập: 3.721.772
Bài viết liên quan

Răng Khôn là gì?
Răng khôn, hay còn gọi là răng cối thứ ba, là răng mọc cuối cùng. Ða số chúng ta có bốn răng khôn, mọc ở phía sau hai bên hàm trên và dưới. Răng khôn thường mọc ở tuổi thanh niên.

Dụng cụ bảo vệ hàm là gì?
Dụng cụ bảo vệ hàm là một dụng cụ được làm bằng nhựa dẻo cho người chơi thể thao hoặc các hoạt động tiêu khiển đeo nhằm bảo vệ răng tránh bị chấn thương.

Dụng cụ làm răng "made in Germany", liệu có khác biệt?
Nếu bạn đã từng sử dụng những dụng cụ y tế, bạn sẽ hiểu là dụng cụ y tế có những yêu cầu cao: tỉ mỉ, chính xác, độ cứng, độ bền vật liệu khi bị "nung", "hấp tiệt trùng" nhiều lần,v.v...

Cạo vôi răng có phải là kỹ thuật đơn giản
Để cạo vôi răng được nhẹ nhàng, an toàn và thoải mái, bác sĩ điều trị cần phải biết rõ cấu trúc của răng, chân răng và nướu răng, chứ không đơn giản là “quẹt quẹt là xong”

Khi nào cần phải cạo vôi răng?
Câu trả lời chính xác nhất: khi nào có vôi răng thì đi gặp bác sĩ để lấy vôi răng! Cạo vôi răng khi không cần thiết (không có vôi răng), sẽ làm bề mặt răng bị nhám, có thể bị trầy xước, đặc biệt là khi "người cạo vôi" không phải là bác sĩ, không hiểu về cấu trúc răng.

Giai đoạn răng hỗn hợp
Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa. Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết. Một số phương pháp mà bác sĩ có thể can thiệp và điều trị sớm.

Răng nào quan trọng nhất trên hàm răng của bạn?
Hệ răng sữa của bạn có 20 răng và hệ răng vĩnh viễn có 32 răng. Trong các răng ấy, răng nào là quan trọng nhất?

Đời sống của răng
Con người cũng như mọi loài động vật có vú khác, đều có 2 loạt răng trong suốt đời sống: răng sữa tồn tại trong suốt thời thơ ấu và răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Các răng đã được bắt đầu hình thành trong xương hàm trước khi sinh ra và phát triển dần khi trẻ lớn lên và hình thành ở tuổi thiếu niên.