- Trang chủ | Kiến Thức Nha Khoa | Implant, nhổ răng, phẫu thuật
Implant, nhổ răng, phẫu thuật
Ai mất răng cũng có thể cấy ghép được răng implant?
Hầu như ai mất răng cũng có thể làm Implant được. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định và thành công của cấy ghép răng Implant. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa cần khám trực tiếp mới có thể đánh giá và chỉ định chính xác.
1. Tuổi tác:
Tuổi già không phải là chống chỉ định cho cấy ghép nha khoa, tuổi già mà khỏe mạnh không bị bệnh mãn tính quan trọng vẫn có thể đặt Implant. Chính những yếu tố bệnh lý đi kèm với tuổi già như bệnh tiểu đường nặng, bệnh tim mạch, nghiện thuốc lá… mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến cấy implant. Thực tế nha khoa Lan Anh đã làm implant thành công cho những người già trên 70 tuổi.
2. Bệnh mãn tính:
- Tiểu đường: bệnh tiểu đường nặng làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ nhiễm trùng cơ hội. Bệnh nhân cần điều trị cho lượng đường ổn định và dùng kháng sinh phòng ngừa trước khi đặt implant.
- Bệnh tim mạch: bệnh tim mạch gây trở ngại cho việc gây tê vì gây tê làm tăng huyết áp dẫn đến ngất khi đặt implant, bệnh nhân tim mạch sức chịu đựng cũng giảm nhiều, một số trường hợp đặt stent động mạch phải dùng thường xuyên thuốc chống đông máu dẫn đến máu chảy khó cầm khi làm tiểu phẫu. Bệnh nhân cần báo cho bác sĩ nha khoa biết bệnh lý của mình để Bác sĩ dùng thuốc tê và thủ thuật phù hợp, nếu cần sẽ phối hợp với bác sĩ tim mạch trước khi làm thủ thuật để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
3. Nghiện thuốc lá:
Người hút thuốc lá nhiều sẽ bị giảm lượng máu nuôi implant, tỷ lệ thành công khi đặt implant thấp. Hút trên 10 điếu mỗi ngày được xem như nghiện nặng và có nguy cơ thất bại khi đặt implant.
4. Bệnh nha chu:
Nha chu là mô xung quanh răng, gồm xương ổ, dây chằng và nướu răng. Mô nha chu giúp răng vững ổn trong xương hàm. Trong bệnh nha chu, vi trùng phá hủy mô này làm cho răng lung lay và rụng răng.
Vi trùng gây bệnh nha chu có sẵn trong miệng nhưng thường không gây bệnh, chỉ khi số lượng tăng quá nhiều do kém vệ sinh răng miệng, hay khi đề kháng cơ thể giảm sút thì mới phát tác.
Bệnh nha chu là nguyên nhân chính gây mất răng toàn bộ vì ít gây đau, hay gặp ở những bệnh nhân ít sâu răng nên làm bệnh nhân chủ quan là răng mình tốt không thăm khám nha khoa định kỳ. Bệnh nha chu gây mất xương trầm trọng làm cho việc đặt implant khó khăn, thường phải ghép xương thêm.
Bệnh nha chu cũng hay tái phát nếu không hiểu thấu đáo về bệnh. Bệnh nhân nha chu cần giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hơn, tránh stress vì stress là một trong những nguyên nhân gây giảm đề kháng hay gặp nhưng ít được chú ý.
Khi đặt implant cho bệnh nhân bị nha chu, bác sĩ nha khoa cần dặn dò kỹ lưỡng cách vệ sinh răng miệng để giữ implant lâu bền, không thực hiện những cầu răng dài trên những bệnh nhân này vì sẽ khó giữ vệ sinh.
Thủ thuật đặt implant ngày nay đã trở nên dễ dàng hơn nhờ những tiến bộ y học hỗ trợ như x-quang 3D, cải tiến hình dạng và dụng cụ cho dễ cấy ghép, cải tiến chất liệu implant giúp dễ dàng tích hợp xương…Có thể nói: nếu bệnh nhân chịu đựng nhổ răng được thì có thể đặt Implant được.
Bác sĩ Võ Quốc Tuấn
Số lượt đang online: 31
Số lượt truy cập: 5.755.327
Bài viết liên quan

Bạn đang mất một hay nhiều răng? Bạn có vấn đề với hàm giả? Bạn không hài lòng với cầu răng của mình?
Cấy ghép nha khoa là chỉ định điều trị đầu tiên cho việc thay thế một hay nhiều răng đã mất. Hàng ngàn người Việt Nam trong hàng triệu người trên thế giới đã sử dụng Implant MIS để đem lại nụ cười và sự tự tin vốn có.

Cầu răng và trụ Implant khác nhau như thế nào?
Nhiều người nghĩ rằng trụ Implant có ưu thế tuyệt đối so với cầu răng, nhưng thật ra không phải như vậy.

Kiến thức phổ thông về Implant
Implant là một trụ bằng Titanium với hình dáng giống chân răng được cấy ghép vào trong xương hàm. Implant có chức năng nâng đỡ cho một mão, một cầu răng hay một hàm răng giả để thay thế các răng đã mất.

Nong xương, Ghép xương, Nâng xoang là gì?
Chìa khóa thành công cho Cấy ghép răng chính là kích thước và chất lượng của xương hàm. Các trường hợp mất răngquá lâu, nha chu viêm, chấn thương… làm xảy ra hiện tượng tiêu xương, làm cho kích thước của xương hàm hạn chế, sóng hàm mỏng không đủ để giữ cho implant cấy ghép được vững chắc. Trong trường hợp đó, bạn cần phải nong xương hay ghép xương trước khi tiến hành đặt implant.

Phục hình cho trường hợp mất nhiều răng như thế nào?
Nếu chẳng may bạn bị mất nhiều răng thì thông thường có các chỉ định truyền thống như tháo lắp nhựa hay tháo lắp nhựa có kết hợp hàm khung với các móc bằng kim loại…

Chăm sóc răng sau khi đặt Implant
Hãy bắt đầu sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine và duy trì thói quen này tối thiểu trong 1 tuần sau khi đặt Implant. Tránh đánh răng tại vị trí phẫu thuật trong vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên bạn có thể đánh các răng khác bình thường.

Cấy ghép Implant và phục hình răng sau 1 tuần (immediate loading implant)
Đối với một số trường hợp, Bác sĩ có thể làm răng sứ trên Implant ngay, chỉ sau 7-10 ngày là bệnh nhân có răng. Kỹ thuật này gọi là implant chèn chịu lực tức thì ( immediate loading implant).

Điều gì là quan trọng nhất khi nhổ răng?
Điều quan trọng nhất khi nhổ răng là phải lấy chiếc răng ra một cách an toàn, và bảo tồn xương ổ răng, để đặt mục tiêu trồng răng sau này!